Ổ cứng SSD là gì ? Tốc độ của sự lựa chọn!!!
Ổ cứng SSD được viết tắt của từ solid-State Driver được thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống, có sự cải tiến tuyệt vời về sức mạnh, tốc độ, nhiệt độ, khả năng tiêu thụ điện cũng như về khả năng an toàn dữ liệu.
Tại sao ổ cứng SSD được gọi là ổ cứng "Siêu Nhanh" ?
Tốc độ truy xuất - một yếu tố được đánh giá hàng đầu mà công nghệ SSD đã phát triển cho đến thời điểm này. Một máy tính được trang bị ổ cứng SSD chỉ khởi động trong khoản 10s
Về công nghệ bộ nhớ, SSD chia làm 2 loại là sử dụng flash NAND SLC (single level cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ và flash NAND MLC (multi level cell) chứa 2 bit hoặc nhiều hơn trên mỗi cell. So với flash SLC thì MLC có độ bền thấp, tốc độ truy xuất chậm hơn, thường được sử dụng trong SSD dòng phổ thông trong khi flash NAND SLC có độ bền cao hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn, sử dụng trong SSD cao cấp.
Ngoài ra, các SSD còn hỗ trợ công nghệ TRIM nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tốc độ đọc/ghi sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các phiên bản hệ điều hành có hỗ trợ TRIM là Windows 7, Windows 8, Windows 2008 R2, Mac OS X Snow Leopard (10.6.6), Lion (10.7), các phiên bản OpenSolaris phát hành sau tháng 6/2010 và FreeBSD 8.2.
SSD phổ thông hiện vẫn sử dụng giao tiếp SATA 3.0 (6 Gb/giây) trong khi SSD cao cấp sử dụng giao tiếp PCI Express có tốc độ truy xuất dữ liệu, độ bền và đáng tin cậy gấp nhiều lần SSD phổ thông. Tốc độ truy xuất dữ liệu SSD cao nhất có thể đạt mức 550 MB/giây; gần đạt ngưỡng tới hạn 6 Gb/giây của giao tiếp SATA 3.0, hiệu suất đọc/ghi ngẫu nhiên khoảng 80.000/65.000 lượt dữ liệu (4KB) vào/ra mỗi giây (IOPS).
Độ bền và khả năng chống sốc tốt như thế nào ?
SSD có độ bền cao và khả năng chống sốc tốt vì cấu tạo vật lý của nó bao gồnm các con chip nhớ được gắn chắc chắn trên bo mạch thay vì như ổ cứng HDD sử dụng phiến đĩa từ quay và hoạt động liên tục nên dễ bị sốc và mất ổn định hơn
Ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD so với HDD
Công dụng chính của cả hai loại ổ cứng này đều là lưu trữ dữ liệu trên máy tính, hệ điều hành, phần mềm. Mỗi loại ổ cứng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, có thể thông qua các yếu tố sau để so sánh SSD và HDD:
Giá: ổ cứng SSD đắt hơn nhiều so với HDD. Ví dụ đơn giản một ổ đĩa dung lượng 1 TB, bạn chỉ trả 2 triệu (VNĐ) cho ổ HDD 2.5 inches, nhưng với SSD sẽ là 11 triệu (VNĐ).
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD sẽ cao và ổn định hơn HDD rất nhiều, đồng thời nó có khả năng chống sốc tốt (do các chip nhớ nằm cố định trên bo mạch chủ), ổ cứng HDD sẽ bị sốc và mất ổn định hơn. Tuy vậy, ổ HDD vẫn rất thông dụng hiện nay vì giá thành rẻ và dung lượng lưu trữ lớn.
Tốc độ: đây là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sánh với HDD. Một máy tính sử dụng ổ SSD chỉ mất vài giây đến vài chục giây khởi động trong khi đó nếu sử dụng HDD sẽ mất thời gian tầm 1 phút hoặc lâu hơn, tốc độ này cũng đúng trong các tác vụ trên máy, sử dụng đồ họa hay chơi game.
Đối với ổ cứng HDD, bạn vẫn có thể chọn tốc độ cao hơn với loại HDD (7200 vòng/phút).
Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
Độ bền: SSD có độ bền sử dụng hơn hẳn HDD vì cấu tạo vật lý của nó là cố định, còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục đĩa từ và trục xoay.
Tiếng ồn: ổ đĩa HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/truy cập dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm thiểu được điều này nhưng không hoàn toàn. Trong khi đó, SSD hoạt động cực kì mượt mà và êm ái.
Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).